Levietdung

Văn bản chính sách về công tác dân tộc
* Chương trình 135
* Chương trình 134
* Chương trình 174
* Chính sách trợ giá trợ cước
* Chính sách hỗ trợ dân tộc Đặc biệt khó khăn

Tin nhanh

Truyện cười

Các bài viết trong August 2006

 
Thanh Hoá: Vỡ lở vụ công chức "buôn tiền"31/07/2006

Chị Chu Thị Chiến và Cầm Thị Hoàn phản ánh sự việc
Một bên là những công chức của ngành giáo dục cho vay "nặng lãi". Một bên là chuyên viên Viện KSND huyện Thường Xuân (Thanh Hoá) vay hàng tỉ đồng, không trả được nợ đúng hẹn, dẫn đến việc kiện cáo nhau. Vụ việc bị vỡ lở và đang trở thành một cơn chấn động ở địa phương những ngày này.
Công chức cho vay nặng lãi

Nhận được đơn tố cáo Chu Thị Thu Thuỳ - chuyên viên VKSND huyện Thường Xuân đã vay và lừa đảo hàng tỉ đồng, phóng viên Báo Lao Động đã về gặp người tố cáo là cô giáo Chu Thị Chiến - Trường THCS xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân.

Chị Chiến cho biết: Chị Thuỳ đã đến đặt vấn đề vay tiền để buôn chè từ Thái Nguyên về Thanh Hoá (Thuỳ là người Thái Nguyên). Sau những lần vay đầu, chị Thuỳ luôn trả đầy đủ cả gốc và lãi. Tiếp theo, chị Thuỳ lại đặt vấn đề với chị Chiến vay nhiều tiền hơn nữa để buôn đất với một số quan chức cấp cao đang công tác ở TP.Thanh Hoá. Chị Chiến đã đồng ý cho chị Thuỳ vay 400 triệu đồng, nhưng chị Thuỳ nói vẫn chưa đủ.

Tính đến hết năm 2005, chị Chiến tiếp tục đi vay của nhiều người khác, với tổng số tiền lên đến 977 triệu đồng đưa cho chị Thuỳ. Đến ngày 25.3.2006, Thuỳ đã trả tổng cộng 371,3 triệu đồng tiền lãi cho chị Chiến. Thời gian trôi đi, Thuỳ không tiếp tục trả nợ cho chị Chiến nữa.

Bà Nguyễn Thị Sâm - nhân viên hành chính Trường Tiểu học Ngọc Phụng 2, huyện Thường Xuân tường thuật: Qua giới thiệu, ngày 11.7.2005 có cho chị Thuỳ vay 30 triệu đồng để buôn bán đất, hẹn sau 15 ngày sẽ trả. Nhưng chưa đến hẹn, Thuỳ lại đến nhờ bà Sâm vay tiếp 4 lần nữa; tính đến hết ngày 25.8.2005, bà Sâm đã cho chị Thuỳ vay với tổng số tiền là 152 triệu đồng.

Tính đến ngày 2.10.2005, chị Thuỳ đã trả 73,5 triệu đồng tiền lãi cho bà Sâm, nhưng sau đó một ngày bà Sâm lại cho Thuỳ vay thêm 20 triệu đồng. Cũng từ đó đến nay, Thuỳ không trả cả tiền gốc và lãi cho bà Sâm.

Tương tự, chị Cầm Thị Hoàn - giáo viên Trường Dân tộc nội trú Thường Xuân - cũng đã cho Chu Thị Thu Thuỳ vay với tổng số tiền lên đến 352 triệu đồng, Thuỳ chỉ mới trả được 10 triệu đồng.

Qua các văn bản, giấy tờ ghi công nợ cho thấy, các công chức của ngành giáo dục huyện Thường Xuân nói trên đã đi gom tiền của nhiều người khác, rồi cho Chu Thị Thu Thuỳ vay với mức lãi suất 4.000 đồng/1 triệu/ngày.

Chỉ nợ 100 triệu đồng (!?)

Ngày 21.7, chúng tôi đã làm việc với chị Thuỳ. Theo đó, chị Thuỳ thừa nhận việc vay tiền của nhiều người là có thật. Nhưng chị Thuỳ khẳng định rằng đã trả hết nợ cho chị Chiến. Với chị Cầm Thị Hoàn, Thuỳ chỉ xác nhận vay có 210 triệu đồng, nhưng hiện chỉ còn nợ 10 triệu đồng.

Riêng trường hợp của bà Sâm, Thuỳ thừa nhận số tiền vay là 152 triệu đồng như bà Sâm cung cấp. Nhưng rồi Thuỳ nói rằng cũng đã trả cho bà Sâm 137 triệu đồng và chỉ còn nợ lại 15 triệu đồng. Tất cả những thông tin trên, Thuỳ đều cung cấp bằng chứng cụ thể. Ngoài ra, Thuỳ còn khẳng định thêm rằng, chị còn vay tiền của nhiều người khác. Hiện nay, tổng số tiền chị còn nợ là khoảng 100 triệu đồng.

Chúng tôi cũng đã làm việc với ông Nguyễn Xuân Kiều - Viện trưởng VKSND và ông Vi Hoài Kham - Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân - là bố chồng của chị Thuỳ. Ông Kiều cho biết: Chị Thuỳ đúng là chuyên viên công tác tại Viện KSND huyện từ 1.12.2004 đến nay. Viện KSND huyện Thường Xuân cũng đã yêu cầu chị Thuỳ làm báo cáo tường trình. Tất cả các giấy tờ liên quan, viện đã chuyển về Viện KSND tỉnh.

Theo ông Kiều thì đây là quan hệ dân sự, hoạt động bên ngoài xã hội do các đương sự thống nhất tạo nên. Các cá nhân tự định đoạt quan hệ, nhưng không được trái pháp luật.

Vụ việc trên đang được Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh điều tra làm rõ.
Đoàn Hạnh (Theo Lao Động


Các bài viết trong July 2006

 

Đến ngày 5/7/2006, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành 2.621 căn nhà cho hộ nghèo thuộc chương trình 134. Các huyện đã hoàn thành 100% kế hoạch là : Quan Hóa 331 nhà ; Hà Trung 25 nhà; Bỉm Sơn 2 nhà; Quan Sơn 200 nhà. Bá Thước là huyện có số nhà hoàn thành cao nhất ( 603/700 nhà theo KH ). Tuy nhiên vẫn còn một số huyện chưa thực hiện như : Thường Xuân; Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc.
Với tiến độ thực hiện như trên, dự kiến đến hết quý 3 năm 2006, toàn tỉnh sẽ hoàn thành kế hoạch. Như vậy, cùng với kết quả của năm 2005 ( 5.400 nhà ), đến cuối năm 2006 số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở là 11.400 nhà ( Đạt gần 50% kế hoạch của đề án 134 ).
Việt Dũng
( Ban Dân tộc Thanh Hóa )

 

Đến ngày 5/7/2006, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành 2.621 căn nhà cho hộ nghèo thuộc chương trình 134. Các huyện đã hoàn thành 100% kế hoạch là : Quan Hóa 331 nhà ; Hà Trung 25 nhà; Bỉm Sơn 2 nhà; Quan Sơn 200 nhà. Bá Thước là huyện có số nhà hoàn thành cao nhất ( 603/700 nhà theo KH ). Tuy nhiên vẫn còn một số huyện chưa thực hiện như : Thường Xuân; Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc.
Với tiến độ thực hiện như trên, dự kiến đến hết quý 3 năm 2006, toàn tỉnh sẽ hoàn thành kế hoạch. Như vậy, cùng với kết quả của năm 2005 ( 5.400 nhà ), đến cuối năm 2006 số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở là 11.400 nhà ( Đạt gần 50% kế hoạch của đề án 134 ).
Việt Dũng ( Ban Dân tộc Thanh Hóa )

 
Tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thuộc chương trình 134 ở Thanh Hóa

Đến ngày 5/7/2006, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành 2.621 căn nhà cho hộ nghèo thuộc chương trình 134. Các huyện đã hoàn thành 100% kế hoạch là : Quan Hóa 331 nhà ; Hà Trung 25 nhà; Bỉm Sơn 2 nhà; Quan Sơn 200 nhà. Bá Thước là huyện có số nhà hoàn thành cao nhất ( 603/700 nhà theo KH ). Tuy nhiên vẫn còn một số huyện chưa thực hiện như : Thường Xuân; Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc.
Với tiến độ thực hiện như trên, dự kiến đến hết quý 3 năm 2006, toàn tỉnh sẽ hoàn thành kế hoạch. Như vậy, cùng với kết quả của năm 2005 ( 5.400 nhà ), đến cuối năm 2006 số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở là 11.400 nhà ( Đạt gần 50% kế hoạch của đề án 134 ).
Việt Dũng
( Ban Dân tộc Thanh Hóa )

Các bài viết trong June 2006

 
Thanh Hóa: Lắp đặt hai trạm cảnh báo lũ quét đầu tiên
(16/06/2006-04:46:00 PM)
Thiết bị cảnh báo lũ quét có hai chức năng chính: đo mưa và lưu giữ lượng mưa vào bộ nhớ làm cơ sở để nghiên cứu khoa học, đồng thời phát còi báo động theo 3 cấp (1, 2, 3) khi lượng mưa đạt tới ngưỡng xảy ra lũ quét. Công suất mỗi còi báo động có thể lên tới trên 20W, người dân trong vòng bán kính 3km có thể nghe tiếng.

Đây là thiết bị khá đơn giản nhưng rất cần thiết để cảnh báo lũ quét, giúp người dân giảm thiểu được thiệt hại.

Số liệu thống kê kết hợp khảo sát thực tế cho thấy, riêng tại Yên Bái, có tới 142 điểm cần lắp đặt thiết bị cảnh báo lũ quét. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã xác định 25 khu vực thuộc 9 huyện miền núi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét. Trên phạm vi cả nước, lũ quét có thể xảy ra tại 26 tỉnh, do vậy cần lắp đặt khoảng 2.000 thiết bị cảnh báo lũ quét.

Công ty TNHH Hải Dương - đơn vị lắp đặt thiết bị cảnh báo lũ quét đã phối hợp với Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc phòng chế tạo xong thiết bị cảnh báo lũ quét vào tháng 6/2005. Hiện thiết bị đã được đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế tại Cục Sở hữu Trí tuệ.
(Nguồn: Bộ TN&MT)


 
QUYẾT ĐỊNH
Số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ
Về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
_________________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường (kể cả vườn cây lâu năm, rừng trồng) để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
Điều 2. Việc thu hồi đất sản xuất, vườn cây lâu năm, rừng trồng của các nông trường, lâm trường, chỉ được thực hiện rà soát hiên trạng sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các nông trường, lâm trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo Quyết định số 264/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp quản lý, sử dụng đất trong các nông, lâm trường quốc doanh.
Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thu hồi đất sản xuất của nông trường, lâm trường giao cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh ( sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Việc bồi thường đất và tài sản được thực hiện như sau:
1. Về đất:
a) Đất sản xuất của nông trường, lâm trường đã chuyển sang thuê đất hoặc được nhà nước cho thuê đất sau ngày 01 tháng 01 năm 1999, đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm hoặc trả tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê đất, khi nhà nước thu hồi được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (gồm : tiền thuê đất trả trước còn lại, chi phí san lấp mặt bằng và một số chi phí khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được).
Tiền thuê đất đã trả cho thời gian thuê đất còn lại được xác định theo thời gian đã trả tiền thuê đất còn lại nhân với đơn giá thuê đất của loại đất đang sử dụng (đất sản xuất) tại thời điểm thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với diện tích đất thuê.
2. Về vườn cây lâu năm, rừng trồng trên đất bị thu hồi.
a) Vườn cây lâu năm, rừng trồng của nông trường, lâm trường bao gồm: cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây rừng được hình thành từ nguồn vốn vay hoặc từ nguồn vốn đầu tư của hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của nông trường, lâm trường thì khi nhà nước thu hồi đất được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây; giá trị này không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất. Giá trị vườn cây lâu năm, rừng trồng được xác định theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
b) Vườn cây lâu năm, rừng trồng của nông trường, lâm trường được hình thành từ các nguồn vốn khác không thuộc quy định tại điểm a khoản này khi Nhà nước thu hồi thì không được bồi thường;
c) Cây rừng tái sinh, cây rừng được trồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (kể cả từ nguồn vốn của các dự án đầu tư phát triển rừng) mà nông trường, lâm trường đã giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường về cây rừng trồng trên đất. Mức bồi thường tương đương với mức phân chia sản phẩm do Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tại Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
3. Về nhà, công trình xây dựng khác gắn với đất:
a) Nhà, công trình xây dựng khác và cac tài sản khác gắn liền với đất của nông trường, lâm trường được đầu tư, xây dựng phục vụ trực tiếp cho sản xuất của thửa (lô) đất bị thu hồi; mà vốn đầu tư các tài sản này được hình thành từ nguồn vốn vay hoặc vốn đầu tư hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của các nông trường, lâm trường; khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
b) Nhà, công trình xây dựng khác... gắn liền với đất được đầu tư từ các nguồn vốn khác không thuộc quy định tại điểm a khoản này khi Nhà nước thu hồi thì không được bồi thường.
Điều 4. Nguồn vốn để bồi thường theo quy định tại Điều 3 Quyết định này bao gồm:
1. Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí chi trả tiền bồi thường với mức bình quân 5.000.000.đồng /ha (năm triệu đồng).
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thu hồi đất của nông trường, lâm trường giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo phải đảm bảo phần kinh phí bằng nguồn ngân sách địa phương không thấp hơn 20% so với vốn của ngân sách trung ương đảm bảo.
3. Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định tại khoản 2 điều 5 Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
Điều 5. Việc đánh giá lại giá trị vườn cây, rừng trồng để bàn giao.
1.Thành lập Hội đồng đánh giá lại vườn cây giá trị lâu năm, rừng trồng, xác định giá trị tài sản là nhà, các công trình khác (nếu có). Thành viên của Hội đồng gồm: lãnh đạo Sở Tài chính là Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phép thuê tổ chức của Nhà nước có chức năng định giá lại tài sản để đánh giá lại giá trị vườn cây, rừng trồng, xác định giá trị tài sản nhận công trình xây dựng khác (nếu có).
2.Căn cứ để đánh giá lại giá trị vườn cây, rừng trồng là thực trạng vườn cây, rừng trồng tính theo giá bán vườn cây, rừng trồng ở thị trường địa phương tại thời điểm bàn giao, đồng thời có xem xét giá trị đầu tư thực tế cho vườn cây, rừng trồng đến thời điểm bàn giao.
Điều 6. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được giao đất sản xuất từ nguồn thu hồi từ các nông trường, lâm trường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và có tham khảo ý kiến của Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, các cơ quan chức năng của huyện.
Điều 7. Bàn giao đất sản xuất, vườn cây, rừng trồng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
1. Việc bàn giao được thực hiện trực tiếp giữa các nông trường, lâm trường có đất sản xuất bị thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp huyện và hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
2. Đất sản xuất, vườn cây, rừng trồng được đầu tư không phải từ nguồn vốn vay của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc vốn đầu tư của hộ gia đình, cá nhân nhận khoán (bao gồm kinh phí khai hoang, đầu tư vào đất, trồng, chăm sóc vườn cây, rừng) thì bàn giao theo đúng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Đất sản xuất, vườn cây, rừng trồng được đầu tư từ nguồn vốn vay của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc đầu tư từ nguồn vốn của hộ gia đình, cá nhân nhận khoán thì khi thu hồi đất phải thực hiện bồi thường theo quy định tại Điều 3, Điều 5 Quyết định này; đồng thời thực hiện bàn giao đất, vườn cây, rừng trồng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Nội dung biên bản bàn giao đất sản xuất gồm:
a) Bên giao, nhận và đại diện các cơ quan có chức năng của địa phương;
b) Vị trí, địa điểm, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng đất (các trích lục bản đồ)
c) Hiện trạng vườn cây, rừng trồng;
d) Tổng giá trị tài sản, vườn cây, rừng trống giao cho hộ gia đình, trong đó:
- Giá trị vườn cây, rừng trồng theo giá đánh giá lại;
- Giá trị tài sản là nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất sản xuất.
đ) Các thông tin khác có liên quan.
Điều 8. Ghi tăng, giảm tài sản được thực hiện như sau:
1. Nông trường, lâm trường có đất sản xuất bị nhà nước thu hồi thực hiện ghi giảm tài sản: nhà, công trình xây dựng khác(nếu có)... vườn cây lâu năm, rừng trồng được đầu tư từ nguồn vốn vay hoặc đầu tư từ nguồn vốn vay của hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định này.
Điều 9. Quyền lợi và nghĩa vụ của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được giao đất sản xuất do thu hồi của nông trường, lâm trường.
1. Về quyền lợi:
a) Về đất sản xuất: có quyền sử dụng đất và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Về vườn cây, rừng trồng: được quản lý chăm sóc và được hưởng lợi từ vườn cây, rừng trồng.
2. Về nghĩa vụ:
a) Về đất sản xuất: Sử dụng đất theo đúng mục đích sử dụng khi được giao hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chấp hành quy định của nhà nước về quản lý sử dụng đất đai, nghĩa vụ tài chính về đất đai và pháp luật về bảo vệ rừng và lâm nghiệp.
3. Không được chuyển đổi, chuyển nhượng vườn cây, rừng trồng do Nhà nước giao trong thời hạn 10 năm, kể từ ngày được giao đất. Trường hợp không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng đất sản xuất, vườn cây, rừng trồng do Nhà nước giao thì Nhà nước thu hồi và không được bồi thường.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tổng hợp báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình, kết quả thi hành Quyết định này;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các địa phương và nông trường, lâm trường;
c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư để bố trí , kết hợp với nguồn kinh phí phục vụ cho các chương trình, mục tiêu để đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Quyết định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các nông trường, lâm trường; kết quả sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh theo quy định tại Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh và Quyết định số 264/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp quản lý, sử dụng đất trong các nông lâm, lâm trường quốc doanh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để:
a) Quyết định thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường;
b) Thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc giao cho các đơn vị. cơ quan có chức năng xác định giá trị tài sản để định giá khi thu hồi đất sản xuất của nông trường lâm trường ;
c) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn do ngân sách trung ương bố trí tại khoản 1 Điều 4 Quyết định này để thực hiện;
d) Định kỳ 6 tháng một lần lập báo cáo tình hình thực hiện thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường, giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo gửi Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban dân tộc, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để hướng dẫn các địa phương, tổ chức có thi hành Quyết định này.
Điều 11. Hiệu lực thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Phan Văn Khải

 
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo,đời sống khó khăn
_____
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001.
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (công văn số 1409/BNN-HTX ngày 23 tháng 6 năm 2004); Ủy ban Dân tộc (công văn số 398/UBDT-CSDT ngày 28 tháng 6 năm 2004); Lao động - Thương binh và Xã hội (công văn số 1986/LÐTBXH-BTXH ngày 21 tháng 6 năm 2004); Xây dựng (công văn số 934/BXD-QLN ngày 22 tháng 6 năm 2004); Tài nguyên và Môi trường (công văn số 2019/BTNMT-ÐKTKÐÐ ngày 22 tháng 6 năm 2004); Tư pháp (công văn số 975/TP/PLHS-HC ngày 22 tháng 6 năm 2004); Tài chính (công văn số 7184 TC/NSNN ngày 29 tháng 6 năm 2004); Hội đồng dân tộc của Quốc hội (công văn số 443 CV/HÐDT ngày 17 tháng 6 năm 2004),
QUYẾT ĐỊNH:
Ðiều 1. Thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.
1. Ðối tượng :
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương; là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt.
2. Nguyên tắc :
a) Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
b) Bảo đảm công khai, công bằng đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước.
c) Phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hoá của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương.
d) Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo. Trường hợp đặc biệt, khi hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở có nhu cầu di chuyển đến nơi khác thì phải ưu tiên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất và đất ở cho chính quyền địa phương để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc nghèo khác.
Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo quy định này, Nhà nước sẽ thu hồi không bồi hoàn để giao cho hộ đồng bào dân tộc chưa có đất hoặc thiếu đất.
Ðiều 2. Về chính sách :
1. Ðối với đất sản xuất :
Mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ. Căn cứ quỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ và khả năng của ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào với mức cao hơn.
2. Ðối với đất ở :
Mức giao diện tích đất ở tối thiểu 200 m2 cho mỗi hộ đồng bào sống ở nông thôn. Căn cứ quỹ đất ở khả năng ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giao đất ở cho hộ đồng bào với mức cao hơn.
Việc hỗ trợ đất sản xuất và đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc Khơme nghèo do đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nhà nước sẽ có chính sách riêng.
3. Về nhà ở :
Ðối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ (kể cả đồng bào dân tộc Khơ me) hiện chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá tạm bợ và đã hư hỏng, dột nát thì thực hiện phương châm: Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ và cộng đồng giúp đỡ.
a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/ hộ để làm nhà ở. Căn cứ tình hình và khả năng ngân sách, các địa phương hỗ trợ thêm và huy động sự giúp đỡ của cộng đồng.
b) Ðối với các địa phương có rừng, có quy hoạch, kế hoạch khai thác gỗ hàng năm được duyệt thì cho phép Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được khai thác gỗ theo quy định để hỗ trợ đồng bào làm nhà ở. Mức gỗ hỗ trợ cụ thể cho mỗi hộ làm nhà ở do Uỷ ban nhân dân dân cấp tỉnh quyết định. Nghiêm cấm việc lợi dụng khai thác gỗ hỗ trợ làm nhà ở để chặt phá rừng.
4. Về hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt :
a) Ðối với các hộ đồng bào dân tộc ở phân tán vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 0,5 tấn xi măng/hộ để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc hỗ trợ 300.000 đồng/ hộ để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt.
b) Ðối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% cho các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên; hỗ trợ 50% đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương khi xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào phải bảo đảm tính bền vững và hiệu quả.
Ðiều 3. Quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở, bao gồm :
1. Ðất công Nhà nước thu hồi theo quy hoạch. Ðất điều chỉnh giao khoán trong các nông trường, lâm trường.
2. Ðất thu hồi từ các nông trường, lâm trường hiện đang quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả; đất cho thuê, mướn hoặc cho mượn.
3. Khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng.
4. Ðất thu hồi từ các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai mục đích hoặc giải thể; đất thu hồi từ các cá nhân chiếm dụng hoặc cấp đất trái phép.
5. Ðất do nông trường, lâm trường đang quản lý và sử dụng mà trước đây đất này do đồng bào dân tộc tại chỗ sử dụng thì nay phải điều chỉnh giao khoán lại (kể cả diện tích đất có vườn cây công nghiệp, rừng trồng) cho hộ đồng bào chưa được giao đất sản xuất hoặc chưa đủ đất sản xuất để tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định chung. Mức giao khoán cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
6. Ðất điều chỉnh từ các hộ gia đình tặng, cho hoặc tự nguyện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
7. Trường hợp không có đất sản xuất nông nghiệp thì giao đất sản xuất lâm nghiệp, hạn mức giao thực hiện theo Nghị định số 163/1999/NÐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các quy định của Luật Ðất đai.
Ðiều 4. Hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở.
1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở, bao gồm : Khai hoang, đền bù khi thu hồi đất, nhận chuyển nhượng lại của hộ có nhiều đất với mức bình quân 5 triệu đồng/ ha. Các tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình mà có quy định cụ thể.
2. Các Nông trường, Lâm trường được giao nhiệm vụ tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất thì cũng được ngân sách Trung ương hỗ trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha; đồng thời hỗ trợ vốn làm đường giao thông, đầu tư lưới điện và xây dựng công trình thuỷ lợi nhỏ.
Ðiều 5. Nguồn vốn thực hiện
1. Ngân sách Trung ương bảo đảm các khoản chi theo định mức hỗ trợ quy định tại Quyết định này.
2. Ngân sách địa phương bố trí kinh phí không dưới 20% so với số vốn Ngân sách Trung ương bảo đảm, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện mục tiêu, chính sách này.
3. Các địa phương chủ động bố trí kinh phí để thực hiện việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào.
Ðiều 6. Tổ chức thực hiện :
1. ỦY ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo.
a) Công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và điều tra lập danh sách các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt trên địa bàn.
b) Lập và phê duyệt đề án giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh mình ( kể cả việc ra quyết định điều chỉnh khoán và thu hồi đất của các nông, lâm trường do các Bộ và các cơ quan, đơn vị quản lý trên địa bàn), gửi Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch hàng năm.
Các công việc trên phải hoàn thành trong quý 3 năm 2004. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan để xem xét, giải quyết.
c) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan, các cấp chính quyền địa phương và phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy nhanh việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc.
d) Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, đảm bảo các chính sách đến được từng hộ đồng bào dân tộc; không được để xảy ra thất thoát, tiêu cực.
đ) Ðến cuối năm 2006 phải cơ bản thực hiện xong các chính sách quy định tại Quyết định này.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ các địa phương trong việc xây dựng, cải tạo các công trình thuỷ lợi nhỏ, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giải quyết nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn theo hướng phát triển sản xuất xoá đói giảm nghèo.
3. Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Căn cứ đề án giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì thống nhất với Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch và bố trí vốn bổ sung có mục tiêu cho các địa phương trong kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 và năm 2006, trình Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chính sách cụ thể việc thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường (kể cả vườn cây lâu năm, rừng trồng) để giao khoán cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
6. ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
7. Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm kiểm tra, hỗ trợ các địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách quy định tại Quyết định này.
Ðiều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 154/2002/QÐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở các tỉnh Tây Nguyên mua trả chậm nhà ở.
Ðiều 8. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ(Đã ký)Phan Văn Khải

 
Thêm 19 xã thoát khỏi đói nghèo


Những công trình hợp lòng dân. Thanh Hóa là một trong những tỉnh có nhiều xã nhất trong cả nước đang thụ hưởng các ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội từ Chương trình 135 dành cho các xã đặc biệt khó khăn của Nhà nước. Thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết, cả tỉnh Thanh Hóa cho biết, cả tỉnh có 11 huyện miền núi bên giới với 102 xã đặc biệt khó khăn, 77.394 hộ gia đình với 398.275 nhân khẩu được Chương trình 135 đầu tư vốn. Tuy nhiên, đến đầu tháng 3 này có 19 xã rút khỏi chương trình vì những kết quả tốt trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

Trao đổi với phóng viên Gia đình & xã hội, ông Tô Quốc Bảo - Trưởng ban Chính sách (Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa) cho biết, từ năm 1999 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện đầu tư 503 công trình với tổng kinh phí hơn 278 tỉ đồng từ nguồn ngân sách trung ương. Nguồn vốn này được ưu tiên đầu tư tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Trong đó, giao thông với 127 công trình (chiếm hơn 56 tỉ đồng), trường học 145 chương trình (chiếm hơn 49 tỉ đồng), điện nông thôn 92 công trình (chiếm 51 tỉ đồng)... cấp xã làm chủ đầu tư Đây là một chủ trương khá mạnh dạn của Thanh Hóa trong việc quản lý nguồn vốn của Chương Trình 135. Đến nay có gần 50% số xã được trực tiếp giám sát chặt chẽ từ khâu chuẩn bị kế hoạch, dự án tới thi công, nghiệm thu công trình. Theo ông Lộc Văn Phới - Chủ tịch UBND xã Hiền Chung, huyện Quan Hóa, nhận xét, thì điều này phát huy quyền chủ động và thực hiên quyết định quyền đầu tư các công trình sao cho thật hiệu quả trên địa bàn của mình. Bên cạnh đó, thực hiện dân chủ công khai cho người dân được hưởng lợi. Các công trình xây dựng trung tâm cụm xã Hiền Chung như trường học, tram xá, trạm truyền tải điện khá vững chắc, khang trang hợp với điều kiện của một biên giới. Ông Phới phấn khởi: "Nếu không có Chương trình 135 thì không biết đến khi nào bà con các dân tộc biên giới như chúng tôi có được những công trình bề thế như vậy". Vì thế chất lượng các công trình đảm bảo yêu cầu kỷ thuật, trong tổng số 503 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, có 92% công trình đạt chất lượng tốt, 3,1% công trình chất lượng trung bình, chỉ có 1,2 công trình đạt chất lượng kém. Hiệu quả sử dụng tốt đạt từ 95-98%. Lồng ghép phát triển toàn diện Thành quả nổi bật nhất là các mục tiêu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội các xã này đã thay đổi rõ rệt. Bộ mặt kinh tế, văn hóa - xã hội thay đổi căn bản. Đặc biệt cơ sở hạ tầng đã phục vụ nhu cầu của nhân dân các xã trên. Có một điều đáng kích lệ là sau 7 năm thực hiện đã có 19 xã hoàn thành mục tiêu và "xin rút" khỏi chương trình để dành ưu đải trên cho những xã còn nhiều khó khăn hơn. Ông Quốc Bảo nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của việc làm này: "Điều này có ý nghĩa to lớn về mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần giảm nhanh tỉ lệ đói nghèo, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đặc biệt là trình độ dân trí đã được nâng cao lên rất nhiều. Bên cạnh đó, cũng góp phần củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc". Các chính sách lồng ghép trong chương trình 135 qua đó củng phát huy hiệu quả lớn. Dự án đào tạo cán bộ thôn, bản được coi trọng ngay từ đầu thực hiện chương trình nằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã đến thôn, bản. Kết qủa đào tạo tập huấn được 120 lớp cho 12.994 cán bộ. Nhiệm vụ đào tào, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở xã 135 đạt kết quả tích cực, gúp cho đội ngủ cán bộ cơ sở về năng lực quản lý, trang bị bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm chỉ đạo điều hành dự án triển khai thực hiện các mục tiêu của chương trình đạt chất lượng và hiệu quả. Song song với hoạt động của Chương trình 135, chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho các đồng bào dân tộc nghèo theo quyết định 134/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng được thực hiện nghiêm túc. Thanh Hoá có tổng số 33.340 hộ gia đình thuộc diện này, nhu cầu kinh phí hổ trợ khoảng 520 tỉ đồng. Đến nay, tỉnh đã tập trung giải quyết 639 hộ chưa có nhà ở và 4.761 hộ gia đình tạm bợ thuộc 13 huyện miền núi và có xã miền núi. Nhiều bà con trong xã, giờ đã có căn nhà khang trang trong bản làng, từ đó ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

( Theo báo Gia đình & xã hội (số 63-2006))


 
Thanh Hóa thực hiện hỗ trợ làm nhà chương trình 134.

Thực hiện Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo , đời sống khó khăn. Ngay từ đầu năm 2006, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 703/QĐ-UBND phê duyệt kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ đòng bào dân tộc thiểu số của các huyện miền núi với kinh phí 30 tỷ đồng, hỗ trợ cho 6000 hộ có nhà tạm bợ dột nát để xây dựng nhà mới. UBND các huyện đã thông báo kế hoạch cho các xã tổ chức họp bình xét dân chủ số hộ được ưu tiên hỗ trợ. Kết quả đến ngày 26 tháng 6, đã hoàn thành 1.746 nhà, đạt 29,1% kế hoạch.
Các địa phương đang tuyên truyền rộng rãi chính sách tới người dân và phấn đấu hoàn thành kế hoạch trong quý 3 năm 2006.
Tin : Lê Việt Dũng
( Ban Dân tộc Thanh Hoá)

   Trong: Thơ
 
Mây đi vắng trời xanh buồn rộng rãi
Sông im lìm đọng nắng đứng không trôi.

 
Thông tin cá nhân

Levietdung
Sinh nhật: 13 Tháng 12 - 1967
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn



CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com